Theo thống kê cho thấy, chỉ có 30% cư dân Đức không lựa chọn học Đại Học. Thay vào đó họ lựa chọn học nghề với nhiều lợi thế hơn. Ở Đức có hơn 350 nghề đa dạng cho nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của học nghề là kết hợp song song học và làm. Chính vì thế rất nhiều người đã lựa chọn nước Đức là điểm đến du học nghề. Trong thời gian học nghề, du học sinh có thể nhận được lương cơ bản đủ sống mà không tốn thêm chi phí nào cả.
Hiện nay nước Đức đang thiếu hụt một số lao động trong một số nghề nghiệp – ví dụ như điều dưỡng, nhà hàng khách sạn, cơ khí, lái tàu… Nếu bạn cũng đang quan tâm tới du học nghề Đức thì đừng bỏ qua các thông tin dưới đây để có cơ hội kiếm tiền tới hơn 50 triệu/tháng nhé!
1. Du học nghề Đức là gì?
Du học nghề Đức được hiểu đơn giản là vừa học vừa làm. Cứ 1 thời gian lý thuyết và 1 thời gian sau thực hành. Tuy nhiên bản chất thực sự của du học nghề Đức là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Hệ đại học của Đức được chia làm 2 hình thức chính:
- Universität – Technische Universität: Đại học tổng hợp – kỹ thuật
- Fachhochschule: Đại học khoa học ứng dụng
Dưới bậc đại học Đức sẽ được gọi là học nghề. Tức là học viên sẽ lựa chọn học một nghề nào đó để làm việc. Về bằng cấp, giá trị này thường thấp bằng đại học ở Đức một bậc. Như vậy các bạn có thể hiểu du học nghề Đức tức là học hệ cao đẳng nghề tại Đức.
2. Điều kiện để du học nghề tại Đức
Điều kiện du học nghề ở Đức khá đơn giản. Điều kiện cơ bản bạn chỉ cần bạn tốt nghiệp THPT cấp 3 và có sức khỏe tốt là hoàn toàn có thể tham gia các khóa du học nghề tại Đức. Ngoài ra, nếu có chứng chỉ tiếng Đức B1 thì bạn sẽ được giảm học phí và có thể nhận được học bổng tùy theo thời điểm và ngành học.
Về cơ bản, điều kiện tham gia du học nghề Đức sẽ cần đáp ứng các nội dung sau đây:
- Tuổi từ 18 đến 30 đã tốt nghiệp PTTH trở lên.
- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh viêm gan, bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác. Cần có giấy khám sức khỏe theo quy định của bộ Y Tế.
- Trình độ B1 trở lên có thể làm thủ tục ngay. Trong trường hợp chưa học tiếng Đức hoặc chưa có chứng chỉ B1, bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Đức để thi lấy chứng chỉ B1.
- Ưu tiên các bạn có chứng chỉ nền liên quan với ngành mình định sang Đức học nghề.
- Ưu tiên các bạn có trình độ trung cấp trở lên ở các ngành học y dược, cơ khí, điện tử, nhà hàng, khách sạn.
*** Chứng chỉ tiếng Đức B1 là chứng chỉ bậc trung cấp: Giao tiếp hiệu quả và chủ động trong diễn giải ý tưởng.
3. Chi phí du học nghề tại Đức là bao nhiêu?
Chi phí du học nghề tại Đức sẽ bao gồm 3 khoản chi phí cần dự trù như sau:
- Chi phí học tiếng Đức và chứng chỉ nền khi ở Việt Nam
- Chi phí dịch vụ để làm hồ sơ
- Chi phí chứng minh tài chính
3.1. Chi phí học tiếng Đức và chứng chỉ nền khi ở Việt Nam
Hiện nay điều kiện tối thiểu để bạn có thể học nghề tại Đức là tiếng Đức bằng B1. Đồng thời sẽ ưu tiên các bạn có chứng chỉ nghề nghiệp liên quan.
Thời gian để học có tiếng Đức để thi bằng B1 bạn cần mất từ 9 – 12 tháng. Trong thời gian này bạn cũng có thể học chứng chỉ nghề nếu không có kiến thức nền. Nếu bạn đã có B1 và chứng chỉ liên quan thì khoản chi phí này có thể bỏ qua.
Đối với người chưa biết gì về tiếng Đức nhưng muốn học tiếng Đức tới trình độ tiếng Đức B1 thì bắt buộc phải học theo cấp bật từ đầu. Tức là bạn sẽ phải học các khóa học từ thấp đến cao, từ A1-A2 sau đó mới đến B1.
- Chi phí học tiếng Đức A1(khoảng 8 – 9 triệu)
- Chi phí học tiếng Đức A2 (khoảng 8 – 9 triệu)
- Chi phí học tiếng Đức B1 (khoảng 9 – 11 triệu)
Do đó, tổng chi phí dành cho một người chưa biết tiếng Đức thi chi phí học và thi bằng B1 sẽ rơi vào khoảng 25 – 30 triệu đồng.
3.2. Chi phí làm hồ sơ học nghề tại Đức
Đây là khoản chi phí bạn sẽ phải trả cho các trung tâm tư vấn du học để hoàn thiện các thủ tục xin visa du học nghề tại Đức. Mức phí này sẽ tùy thuộc vào từng trung tâm do các bạn lựa chọn. Mức chi phí này dao động khoảng 50-70 triệu đồng.
Khoản chi phí này sẽ được chi vào các mục sau đây:
- Thẩm định hồ sơ tại Đức kèm theo 02 tuần học hướng nghiệp tại Đức
- Làm thủ tục xin giấy mời học, xin hợp đồng học tiếng, học nghề, nơi thực tập cho các bạn.
- Đưa đón các bạn khi ở sân bay 2 nước.
- Làm thủ tục nhập học, đăng kí tạm trú, sắp xếp nhà ở, hỗ trợ khi bạn ra làm thủ tục ngân hàng.
- Phí làm visa và xử lý hồ sơ.
- Bảo hiểm 06 tháng tại CHLB Đức và vé máy bay từ Hà Nội đi Frankfurt.
Khoản chi | Chi phí ước tính |
Phí dịch thuật, công chứng, sao y hồ sơ giấy tờ… | 150.000-200.000 VNĐ/ trang |
Vé máy bay | 500 – 1.000 EURO / một chiều. (12 – 24 triệu đồng) |
Lệ phí thi tiếng Đức | ~ 4.000.000 VNĐ/ 4 kỹ năng |
Phí bảo hiểm | ~ 20.000.000 – 25.000.000 VNĐ |
Lệ phí TestAS | 95 EURO / lần (~2.270.000 đồng). |
Lệ phí APS | 150 USD thẩm định + 250 USD phỏng vấn |
Lệ phí Visa nộp tại VFS | 75 EURO (~1.790.000 đồng) |
Phí dịch vụ VFS | 28.13 Euro (~672.000 đồng). |
Lệ Phí Uni-assist | 100 EURO / lần (~2.387.000 đồng) |
Tài khoản du học Đức (tài khoản phong tỏa) | 10.332 EURO. Là khoảng 247 triệu đồng. |
Phí dịch vụ tư vấn của các trung tâm | Tùy từng nơi |
Nhiều bạn có hỏi mình rằng tự mình xin visa học nghề tại Đức có được không? Điều này là cực khó, gần như là không thể. Vì thế các bạn nên tìm hiểu các trung tâm tư vấn du học Đức để được hướng dẫn cụ thể nhé!
3.3. Chi phí chứng minh tài chính du học nghề Đức
Chi phí chứng minh tài chính bao gồm cả phí dịch vụ chứng minh và khoản tiền bắt buộc phải gửi vào một tài khoản ngân hàng tại Đức. Tài khoản này gọi là tài khoản phong tỏa, chỉ cho phép bạn rút tối đa 1100 Euro / tháng. Khi sang Đức bạn có thể rút tiền hàng tháng để phục vụ sinh hoạt hang ngày của mình tại Đức.
Nói tóm lại, để du học nghề tại Đức bạn sẽ cần cChứng minh có ít nhất 909 Euro/ tháng (tương đương khoảng 21 triệu đồng) trong thời gian học tiếng, chưa trừ phí hao tổn. Nếu xuất trình được những chứng từ khác chứng nhận là không nảy sinh những chi phí riêng rẽ (v/d ăn uống, chỗ ở) thì khoản tiền phải có trên sẽ được hạ thấp đi tương ứng.
*** Tin mới: Theo quy định mới của Đại sứ quán Đức, kể từ ngày 01/03/2020 khi nộp hồ sơ xin Visa du học nghề, phải chứng minh trình độ tiếng Đức B1 ( hoặc A2 đối với trường hợp học một khóa tiếng Đức tại Đức trước khi vào học nghề). Do đó, nếu nộp hồ sơ với bằng B1 tiếng Đức bạn sẽ không cần chứng minh tài chính như trước đây nữa.
4. Học phí cho 3 năm học nghề tại Đức là bao nhiêu?
Bên cạnh các khoản chi phí vừa kể trên, các bạn sẽ cần quan tâm thêm tới mức học phí tại Đức.
Với các nhóm nghề đang rất thiếu tại Đức như Điều dưỡng, Nhà hàng khách sạn, xây dựng, cơ khí…v…v… Thì học phí cho chương trình học nghề là hoàn toàn miễn phí. Đây chính là một trong những lý do rất nhiều người đã lựa chọn Đức để du học nghề.
Hiện nay đào tạo nghề tại Đức miễn phí tại 15/16 bang của quốc gia này. Hiện nay, chỉ còn bang Baden-Wüttemberg của Đức thu tiền học phí nhưng cũng chỉ ở mức tượng trưng. Khoảng 6 – 7 triệu đồng/kỳ (1.500 Euro/kỳ).
Ngoài ra, du học sinh tại Đức sẽ phải đóng một khoản phí khác gọi là phí Semesterbeitrag. Đây là khoản phí được thu trước mỗi học kỳ. Nó được dùng chủ yếu đê chi trả cho vé tàu xe và phí quản lý học viên. Khoản phí này dao động từ 4 – 6 triệu đồng/học kỳ (khoảng 150-250 Euro).
5. Chi phí sinh hoạt ở Đức có tốn không?
Khi du học nghề Đức, tuỳ theo từng hợp đồng, từng ngành nghề. Học viên có thể được hỗ trợ nơi ở, thậm chí cả ăn uống.
- Nếu ở ký túc xá bạn cần chi trả từ 200 Euro đến 300 Euro/tháng tùy từng trường. Còn chi phí thuê chung căn hộ bên ngoài để ở ghép thường từ 300 Euro trở lên tùy theo căn hộ bạn thuê.
- Chi phí của học viên du học nghề tại Đức chi trả cho sách vở, tài liệu vào khoảng 1,3 triệu đồng/kỳ (50 Euro). Chi phí cho các hoạt động ngoại khóa khoảng 5 triệu đồng/kỳ (200 Euro).
Như vậy có thể thấy các khoản chi phí sinh hoạt khi du học ở Đức khá hợp lý. Nó tương đương như chi phí bạn sinh hoạt ở Việt Nam. Chứ không đắt đỏ như ở Nhật Bản hay Hàn Quốc.
6. Hồ sơ đăng ký du học nghề Đức cần những gì?
- Sơ yếu lý lịch (Ghi rõ thời gian từ cấp 1 đến nay làm gì, ở đâu).
- Hộ chiếu bản gốc, hộ khẩu công chứng, CMND công chứng, Giấy khai sinh bản sao.
- Chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện đi lao động và du học.
- Lý lịch Tư pháp số 1 bản gốc (Xin tại sở tư pháp tỉnh)
- Bằng THPT, Học bạ THPT bản gốc.Bằng Tốt nghiệp, bảng điểm TC/ CĐ/ ĐH bản gốc (nếu có).
- Xác nhận thời gian làm việc bản gốc (nếu có).
- Chứng chỉ trình độ tiếng Đức B1 của Viện Goethe bản gốc (nếu có). Nếu chưa có sẽ được AVT đào tạo.
- Đơn xin học (Viết tay hoặc đánh máy, giải trình lý do vì sao muốn học nghề tại CHLB Đức)
- 12 ảnh theo quy định của ĐSQ Đức
7. Du học nghề tại Đức vừa học vừa kiếm tiền được không?
Đây có lẽ là vấn đề được khá nhiều người quan tâm khi lựa chọn du học nghề Đức. Tuy nhiên, nếu muốn sang Đức vừa học vừa làm kiếm tiền bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Cần có chứng chỉ tiếng Đức B1 để du học nghề tại Đức. Như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí du học nghề Đức và nhanh chóng được chấp nhận đi làm thêm kiếm thu nhập hơn. Bởi vì nếu bạn sang đức du học với bằng A2 bạn sẽ mất thêm 6 tháng để học lên B1-B2. Khi đó mới được tham gia học nghề và kiếm tiền.
Hơn nữa, chính phủ Đức hiện nay ngày càng khắt khe hơn trong việc duyệt visa du học Đức. Thường sẽ cần có tối thiểu là chứng chỉ B1 để làm hồ sơ du học. Theo lơi khuyên của mình tốt nhất bạn nên học chứng chỉ B2 tại Việt Nam thì cơ hội tham gia học nghề tại Đức sẽ nhanh hơn. Khi du học nghề Đức với trình độ B2 bạn có thể học nghề luôn. Đồng nghĩa với việc bạn có thể kiếm được khoảng 26 – 30 triệu đồng/tháng từ tiền lương thực hành. Khoảng tiền này sẽ thoải mái để chi trả cho phí sinh hoạt. Thậm chí bạn còn có thể tiết kiệm vài triệu 1 tháng.
8. Lộ trình du học nghề tại Đức
- Bước 1: Xác định mục tiêu
- Bước 2: Học tiếng Đức
- Bước 3: Học kiến thức nền
- Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 5: Xin thư mời nhập học
- Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ
- Bước 7: Xin Visa du học nghề Đức
- Bước 8: Bay sang Đức
- Bước 9: Học nghề tại Đức
- Bước 10: Tốt nghiệp và đi làm
9. Những ưu điểm bạn nên tham gia du học nghề Đức
- Miễn phí 100% học phí
- Không giới hạn số lượng
- Phù hợp với các bạn có học lực trung bình khá
- Tiết kiệm thời gian
- Vừa học vừa có thể kiếm tiền dễ dàng
- Có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
- Cơ hội định cư vĩnh viễn
10. Một số ngành nên học khi du học nghề tại Đức
Hiện nay, du học nghề tại Đức có rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên với mong muốn vừa học vừa làm, dưới đây sẽ là một số ngành nghề HOT mà các bạn có thể tham khảo khi đi du học tại Đức.
- Ngành điều dưỡng
- Ngành nhà hàng khách sạn
- Nghề lái tàu
- Ngành cơ khí điện tử
- Ngành cơ khí ô tô
Đây là những ngành đang thiếu hụt lượng lao động rất lớn. Khi tham gia học các ngành nghề này bạn sẽ có cơ hội được miễn học phí và hưởng lương thực tập lên đến 1000 Euro mỗi tháng. Như vậy, nếu các bạn không thích các công việc liên quan đến công việc văn phòng như tài chính, nhân sự, IT thì hãy thử tham khảo các ngành nghề này tại Đức xem sao nhé!
11. Đi du học nghề tại Đức cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị hành trang đi du học cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đối với du học nghề Đức cũng vậy. Các bạn hãy lưu ý chuẩn bị đầy đủ hành trang để sẵn sàng cho cuộc hành trình 3 năm tại nước Đức nhé!
11.1. Chuẩn bị các giấy tờ quan trọng
Dù là đi du lịch hay đi du học thì giấy tờ là những thứ rất cần thiết và quan trọng hàng đầu. Dưới đây, là những loại giấy tờ mà du học sinh Đức cần mang theo:
- Hộ chiếu, Visa được dán trong hộ chiếu
- CMND bản gốc
- Giấy khai sinh
- Một số giấy tờ liên quan đến Visa
- Hồ sơ nhập học
- Các giấy tờ cá nhân bản gốc
- Chuẩn bị sẵn 4 đến 5 tấm ảnh thẻ hộ chiếu…
11.2. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
Trong hành lý mang theo khi du học nghề bạn không thể thiếu đồ dùng cá nhân. Tuy nhiên, hãy lưu ý tới những đồ không được mang trên máy bay nhé. Dưới đây là một số đồ dùng cá nhân bạn nên mang theo:
- Mỹ phẩm: Nếu là con gái thì mỹ phẩm rất quan trọng, bạn hãy đem theo một số loại phù hợp với làn da
- Dầu gió: Ở Đức sẽ không có dầu gió như Việt Nam nên hãy mang theo trong các trường hợp bị đau bụng sẽ rất cần thiết
- Kính cận: Chuẩn bị thêm 1 chiếc vì cắt kính ở Đức khá đắt
- Thuốc trị các bệnh đau đầu, cảm sốt, men tiêu hoá
- Thiết bị di động cá nhân, thiết bị điện tử nhỏ gọn,…
11.3. Tiền mặt là không thể thiếu
Khi mới sang Đức bạn sẽ không thể sử dụng tài khoản ngân hàng được luôn. Chính vì vậy bạn hãy luôn chuẩn bị sẵn tiền mặt trong người để chi tiêu và phòng các trường hợp cần thiết. Đặc biệt, nên chuẩn bị tiền lẻ từ 5€, 10€, 20€ trong túi để trả tiền vé tàu hay đi chợ.
Sau làm quen với môi trường sống ở Đức, cũng như số tiền bạn cầm tay qua Đức đã dần cạn thì hãy nhanh chóng kích hoạt tài khoản ngân hàng ở Đức. Đây là tài khoản mà bạn đã làm trước đó ở Việt Nam.
- Những bạn mở tài khoản là Vietinbank của Việt Nam thì các bạn cần đến trực tiếp hoặc gọi điện hỏi thủ tục và giấy tờ, sau đó bạn phải gửi những giấy tờ yêu cầu mở tài khoản qua hòm thư đến chi nhánh mà bạn đăng kí tại Đức là ở Berlin hoặc Frankfurt. Khi họ kiểm tra đầy đủ thông tin giấy tờ sẽ làm thủ tục kích hoạt cho bạn. Sau đó bạn sẽ nhận được các thông tin cũng như thẻ về hòm thư của mình và sử dụng nó.
- Nếu ngân hàng mà bạn mở là ngân hàng của Đức thì bạn có thể đến trực tiếp tại địa chỉ ngân hàng đó ở nơi bạn ở và yêu cầu làm thủ tục cần thiết để kích hoạt tài khoản. Bạn sẽ nhận được thẻ qua hòm thư của bạn sau vài ngày làm việc.
Mong rằng với những chia sẻ về du học nghề Đức trên đây sẽ mang tới cho các bạn thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công trên con đường du học nghề tại Đức của mình. Nếu cần tư vấn hay giúp đỡ các vấn đề liên quan đến du học. Bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ đầy kinh nghiệm để được tư vấn miễn phí nhé!